Bùi Thị Hiên
Xin chào các bạn! Chúng ta cùng nhau trả lời nhanh những câu hỏi dưới đây ôn lại bài học nha!Câu 1: Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả nào?   A. Nguyễn Du   B. Nguyễn Dữ   C. Nguyễn Trãi   D. Nguyễn KhuyếnCâu 2: Chuyện người con gái Nam Xương được trích từ tác phẩm nào?   A. Truyền kì mạn lục   B. Truyện Kiều   C. Chinh phụ ngâm khúc   D. Vũ trung tùy bútCâu 3: Truyện truyền kì là gì?  A. Những câu chuyện được kể giống như truyện truyền thuyết  B. Những câu chuyện có yếu tố hoang đường,...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 6 2019 lúc 4:52

Biểu hiện của tư tưởng nhân đạo:

- Ca ngợi, khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người

- Tố cáo, lên án những thế lực đen tối, phản động, chà đạp lên phẩm chất và nhân cách con người

- Tin tưởng vào bản chất tốt đẹp, lương thiện của con người

- Bảo vệ bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, nhất là phụ nữ và trẻ em

Bình luận (0)
Menna Brian
Xem chi tiết
Trà Vy
Xem chi tiết
nthv_.
27 tháng 9 2021 lúc 18:25

Bn tham khảo dàn ý nha:

Chi tiết Vũ Nương chỉ cái bóng của mình rồi nói với đứa con là Cha Đản chứng tỏ:
- Vũ Nương là một người mẹ rất thương con, không muốn cho con thiếu thốn tình cảm của cha.
- Vũ Nương là một người vợ thủy chung với chồng, lúc nào cũng nghĩ đến chồng.
- Vũ Nương rất cô đơn chỉ biết chỉ biết truyện trò cùng bóng.
Việc đưa vào những yếu tố kì ảo, để Vũ Nương hiện hồn về trong chốc lát có làm dịu đi chút ít tính bi kịch của tác phẩm vì như thế là Vũ Nương không chết, với chồng nàng đã được minh oan. Nhưng dù sao nàng vẫn không được sống với chồng con, hạnh phúc trần gian đâu còn nữa.Đó vẫn là một bi kịch

Bình luận (0)
Ngọc Hoàng Khương Nguyễn
Xem chi tiết
Leonor
4 tháng 11 2021 lúc 21:43

Tham khảo!

 

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI. Đây là thời kì xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động và khủng hoảng. Giống như nhiều trí thức khác của thời đại mình, Nguyễn Dữ chán nản và bi phẫn trước thời cuộc. Vì thế, sau khi đỗ Hương Cống, ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn.

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kì ở Việt Nam. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 tác phẩm của Truyền kì mạn lục. Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm, day dứt trước sự mong manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc. Tác phẩm cho thấy nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện đã thể hiện được sự phối hợp hài hòa giữa chất hiện thực (câu chuyện được lưu truyền trong dân gian) với những nét nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyền kì (yếu tố kì lạ hoang đường).

Giá trị nội dung của tác phẩm được thể hiện ở hai khía cạnh: Hiện thực và nhân đạo. Hiện thực thứ nhất trong tác phẩm là số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vốn là người con gái xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng thùy mị, nết na; tư dung tốt đẹp. Khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình vừa chăm sóc, thuốc thang ma chay cho mẹ chồng vừa nuôi con, đảm đang, tận tình, chu đáo. Để rồi khi chàng Trương trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà Trương Sinh đã nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi, hắt hủi và cuối cùng là đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương tới bước đường cùng, bế tắc, phải chọn cái chết để tự minh oan cho mình. Hiện thực thứ hai được phản ánh là xã hội phong kiến với những biểu hiện bất công vô lý. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh - một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục nết na. Hành động ghen tuông của Trương Sinh là hệ quả của một loại tính cách - sản phẩm của xã hội đương thời.

Giá trị nhân đạo thể hiện ở các khía cạnh: ngợi ca, tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, theo quan điểm Nho giáo (tam tòng, tứ đức). Tác giả đã đặt nhân vật trong các mối quan hệ để làm toát lên vẻ đẹp ấy. Với chồng: nàng là người vợ hiền thục. Với con: nàng là người mẹ dịu dàng, giàu tình yêu thương. Với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu hiếu thảo. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương còn được thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ dưới thủy cung: Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh, một mực thương nhớ chồng con nhưng không thể trở về vì đã nặng ơn nghĩa đối với Linh Phi... Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng, từ đó khắc họa thành công hình tượng nhân vật người phụ nữ với đầy đủ những phẩm chất đẹp. Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Với đặc trưng riêng của thể loại truyện truyền kì, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống ở cõi khác bình yên và tốt đẹp hơn đó là chốn thủy cung. Qua đó có thể thấy rõ ước mơ của người xưa (cũng là của tác giả) về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó con người sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, ở đó nhân phẩm của con người được tôn trọng. Oan thì phải được giải, người hiền lành lương thiện như Vũ Nương phải được hưởng hạnh phúc.

 

Bên cạnh giá trị nội dung, tác phẩm còn được đánh giá cao ở phương diện nghệ thuật. Đây là một tác phẩm được viết theo lối truyện truyền kì, tính chất truyền kỳ được thể hiện qua kết cấu hai phần: Vũ Nương ở trần gian, Vũ Nương ở thủy cung. Với kết cấu hai phần này, tác giả đã khắc họa được một cách hoàn thiện vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương. Mặt khác, kết cấu hai phần ở “Chuyện người con gái Nam Xương” đã góp phần thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc đời (ở hiền gặp lành). Chất hoang đường kì ảo cuối truyện cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực: dù oan đã được giải những người đã chết thì không thể sống lại được. Do đó, bài học giáo dục đối với những kẻ như Trương Sinh càng thêm sâu sắc hơn. Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ, độc đáo nhưng hợp lý tạo tính kịch trong câu chuyện mà yếu tố thắt nút và gỡ nút của tấm kịch ấy chỉ là câu nói của một đứa trẻ lên ba với chi tiết cái bóng.

Tác phẩm thực sự là áng văn mẫu mực tiêu biểu cho Truyền kì của Nguyễn Dữ, sống mãi trong lòng người đọc bởi chất hiện thực sinh động và tấm lòng nhân đạo tha thiết của tác giả.

Bình luận (1)
Kudo Shinichi AKIRA^_^
4 tháng 11 2021 lúc 21:45

Tham khảo:

 

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI. Đây là thời kì xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động và khủng hoảng. Giống như nhiều trí thức khác của thời đại mình, Nguyễn Dữ chán nản và bi phẫn trước thời cuộc. Vì thế, sau khi đỗ Hương Cống, ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn.

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kì ở Việt Nam. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 tác phẩm của Truyền kì mạn lục. Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm, day dứt trước sự mong manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc. Tác phẩm cho thấy nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện đã thể hiện được sự phối hợp hài hòa giữa chất hiện thực (câu chuyện được lưu truyền trong dân gian) với những nét nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyền kì (yếu tố kì lạ hoang đường).

Giá trị nội dung của tác phẩm được thể hiện ở hai khía cạnh: Hiện thực và nhân đạo. Hiện thực thứ nhất trong tác phẩm là số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vốn là người con gái xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng thùy mị, nết na; tư dung tốt đẹp. Khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình vừa chăm sóc, thuốc thang ma chay cho mẹ chồng vừa nuôi con, đảm đang, tận tình, chu đáo. Để rồi khi chàng Trương trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà Trương Sinh đã nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi, hắt hủi và cuối cùng là đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương tới bước đường cùng, bế tắc, phải chọn cái chết để tự minh oan cho mình. Hiện thực thứ hai được phản ánh là xã hội phong kiến với những biểu hiện bất công vô lý. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh - một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục nết na. Hành động ghen tuông của Trương Sinh là hệ quả của một loại tính cách - sản phẩm của xã hội đương thời.

Giá trị nhân đạo thể hiện ở các khía cạnh: ngợi ca, tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, theo quan điểm Nho giáo (tam tòng, tứ đức). Tác giả đã đặt nhân vật trong các mối quan hệ để làm toát lên vẻ đẹp ấy. Với chồng: nàng là người vợ hiền thục. Với con: nàng là người mẹ dịu dàng, giàu tình yêu thương. Với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu hiếu thảo. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương còn được thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ dưới thủy cung: Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh, một mực thương nhớ chồng con nhưng không thể trở về vì đã nặng ơn nghĩa đối với Linh Phi... Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng, từ đó khắc họa thành công hình tượng nhân vật người phụ nữ với đầy đủ những phẩm chất đẹp. Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Với đặc trưng riêng của thể loại truyện truyền kì, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống ở cõi khác bình yên và tốt đẹp hơn đó là chốn thủy cung. Qua đó có thể thấy rõ ước mơ của người xưa (cũng là của tác giả) về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó con người sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, ở đó nhân phẩm của con người được tôn trọng. Oan thì phải được giải, người hiền lành lương thiện như Vũ Nương phải được hưởng hạnh phúc.

 

Bên cạnh giá trị nội dung, tác phẩm còn được đánh giá cao ở phương diện nghệ thuật. Đây là một tác phẩm được viết theo lối truyện truyền kì, tính chất truyền kỳ được thể hiện qua kết cấu hai phần: Vũ Nương ở trần gian, Vũ Nương ở thủy cung. Với kết cấu hai phần này, tác giả đã khắc họa được một cách hoàn thiện vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương. Mặt khác, kết cấu hai phần ở “Chuyện người con gái Nam Xương” đã góp phần thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc đời (ở hiền gặp lành). Chất hoang đường kì ảo cuối truyện cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực: dù oan đã được giải những người đã chết thì không thể sống lại được. Do đó, bài học giáo dục đối với những kẻ như Trương Sinh càng thêm sâu sắc hơn. Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ, độc đáo nhưng hợp lý tạo tính kịch trong câu chuyện mà yếu tố thắt nút và gỡ nút của tấm kịch ấy chỉ là câu nói của một đứa trẻ lên ba với chi tiết cái bóng.

Tác phẩm thực sự là áng văn mẫu mực tiêu biểu cho Truyền kì của Nguyễn Dữ, sống mãi trong lòng người đọc bởi chất hiện thực sinh động và tấm lòng nhân đạo tha thiết của tác giả.

Bình luận (0)
Minh Hồng
4 tháng 11 2021 lúc 21:46

Tham khảo

Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời, ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Trước tác của ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.

"Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.

Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì đức hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chẳng bao lâu Trương Sinh phải đi lính. Nàng đang có mang, xa chàng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản, nửa năm sau, mẹ chàng vì già yếu và nhớ thương con mà lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men, mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình. Qua năm sau, giặc đã chịu lui, Trương Sinh trở về. Con trai đã vừa học nói nhưng chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con đã dẫn đến Trương Sinh hiểu lầm rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ. Trương Sinh nhiếc mắng, đuổi nàng đi. Nàng thanh minh cho mình, rồi hàng xóm bênh vực nhưng không được. Trước cảnh đau buồn đó Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nói: "Cha Đản lại đến kìa" rồi chỉ cái bóng trên tường. Bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình chết oan. Lại nói về chuyện Phan Lang đã cứu Linh Phi, là vợ vua biển Nam Hải. Thế rồi Phan Lang không may đắm thuyền chết, được Linh Phi cứu giúp, chữa trị, đền ơn. Trong cuộc hành trình thăm động của Linh Phi, Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương. Nàng gửi về cho chồng một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan... Phan Lang trở về kể chuyện cho Trương Sinh. Vũ Nương hiện lên đa tạ tình chàng nhưng nàng không thể trở về trần gian được.

Chuyện người con gái Nam Xương nói lên sự xót thương với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho hạnh phúc lứa đôi phải ly biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó, Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân bản sâu sắc.

 

Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, chi tiết hoang đường, li kì, hấp dẫn, dùng chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết câu chuyện nhanh chóng, bất ngờ, kết thúc có hậu,... Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng chuyện "Người con gái Nam Xương" có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Qua "Truyền kì mạn lục", người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ

Bình luận (0)
Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 5 2019 lúc 15:34

1. Mở Bài:

- Nhấn mạnh về số phận bất hạnh của người phụ nữ Việt Nam xưa.

- Giới thiệu hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) và Truyện Kiều (Nguyễn Du).

2. Thân bài:

- Số phận bi kịch của người phụ nữ xưa:

   + Đau khổ, bất hạnh, oan khuất tài hoa bạc mệnh. Hồng nhan đa truân.

- Không được sum họp vợ chồng hạnh phúc, một mình nuôi già, dạy trẻ, bị chồng nghi oan, phải tìm đến cái chết, vĩnh viễn không thể đoàn tụ với gia đình chồng con… - Nàng Vũ Thị Thiết.)

- Số phận Vương Thuý Kiều: Bi kịch tình yêu, mối tình đầu tan vỡ, phải bán mình chuộc cha, thanh lâu hai lượt thanh y hai lần ( Hai lần tự tử, hai lần đi tu, hai lần phải vào lầu xanh, hai lần làm con ở) quyền sống và quyền hạnh phúc bị cướp đoạt nhiều lần…).

   + Cảm thương xót xa cho cuộc đời của những người phụ nữ xưa. Căm giận xã hội phong kiến bất công tàn bạo đã trà đạp lên nhân phẩm cuộc đời họ…

- Vẻ đẹp, nhân phẩm của họ:

   + Tài sắc vẹn toàn:

   + Chung thuỷ son sắt (Vũ Thị Thiết)

   + Tài sắc hiếu thảo nhân hậu, bao dung khát vọng tự do công lý và chính nghĩa (Thuý Kiều).

3. Kết bài:

- Nêu cảm nhận bản thân. (Xót xa thương cảm) .

- Bày tỏ thái độ không đồng tình, lên án chế độ xã hội phong kiến bất công vô nhân đạo xưa.

- Khẳng định sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa hôm nay…

Bình luận (0)
Lương Ngọc Anh
Xem chi tiết
DinoNguyen
29 tháng 12 2021 lúc 15:41

22: C
23: C
24: C
Chọn toàn C :)
 

Bình luận (0)
Trường Nguyễn Công
29 tháng 12 2021 lúc 15:42

22. C
23. C
24. D

Bình luận (0)
Long Lười
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 6 2021 lúc 15:59

Em tham khảo bài này nhé:

Nguyễn Dữ là cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học thế kỷ XVI. Ông sống ở thời kỳ chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong, các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến kéo dài liên miên gây đau khổ cho nhân dân. Vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương.

 

Theo lời kể của tác giả ngay từ đầu tác phẩm thì Vũ Nương là một người con gái thuỳ mị, nết na lại có tư dung tốt đẹp. Và những phẩm hạnh ấy đã được bộc lộ trong những hoàn cảnh khác nhau.

 

Trong cuộc sống gia đình, Vũ Nương là người vợ hiền thục. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, vốn là một người ít học, lại có tính đa nghi, phòng ngừa quá mức. Vì thế, nàng đã biết lựa tính chồng, giữ cho khỏi bất hòa, gia đình luôn được trong ấm, ngoài êm. Ta thấy Vũ Nương quả là một người vợ hiền, có ý thức giữ gìn hạnh phúc gia đình. Thế rồi đất nước xảy ra nạn binh đao, Trương Sinh phải đi lính, nàng lại càng bộc lộ rõ hơn phẩm chất tốt đẹp của mình. Lời nói, lời dặn dò trong cảnh tiễn chồng của nàng đã khiến mọi người cảm động: chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên. Vũ Nương là người không ham danh vọng mà luôn khao khát hạnh phúc gia đình, không những thế, nàng còn hiểu, thông cảm cho nỗi vất vả gian lao của chồng: chỉ e việc quán khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao...

 

Thế rồi, nàng bày tỏ nỗi nhớ nhung khôn xiết của người vợ yêu chồng thuỷ chung: nhìn trăng soi thành của, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa...

 

Khi xa chồng, Vũ Nương luôn làm tròn bổn phận của người vợ hiền, dâu thảo. Nàng sinh con, quán xuyến công việc gia đình, chăm sóc mẹ già đau ốm. Đặc biệt khi người mẹ mất, nàng dã lo ma chay chu đáo như với cha mẹ của mình. Qua lời trăng trối của bà mẹ trước lúc lâm nguy tác giả đã gửi gắm tình hình của mình đối với nhân vật Vũ Nương, khẳng định công lao, nhân cách của Vũ Nương đối với gia đình: Trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con không phụ mẹ.

 

Ta thấy ở Vũ Nương tập trung những phẩm chất cao quý truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Nàng xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Thế nhưng thực tế oan nghiệt đã đẩy nàng vào cảnh ngộ bất hạnh, éo le, oan khuất. Nàng vốn dĩ là một người phụ nữ rất mực thuỷ chung, vậy mà bây giờ đây lại bị nghi oan thất tiết. Chỉ vì lời nói vô tình ngây thơ của con trẻ mà Vũ Nương bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi, đánh đập đuổi đi, bị gán cho tội nhục nhã nhất đối với đức hạnh của người phụ nữ. Trương Sinh quả thực đã hồ đồ, cả ghen, không cho vợ được thanh minh. Những lời bênh vực của bà con hàng xóm cùng những lời phân trần giãi bày hết sức thê thảm không cứu được nàng thoát khỏi nỗi nhục nhã, vì mất danh dự, Vũ Nương hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ bằng những lời than thấu tận trời xanh: Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đỡ nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

 

Thế nhưng, lời lẽ không làm lung lay được thói độc đoán, gia trưởng hồ đồ của người chồng có máu ghen tuông mù quáng. Vũ Nương đã phải đau đớn, thất vọng đến tột cùng vì bị đối xử bất công, vì bất lực không có khả năng bảo vệ danh dự, niềm khát khao hạnh phúc gia đình bị tan vỡ: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió... đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

 

Thế nhưng, lời nguyền thảm thương của Vũ Nương không giúp nàng thoát khỏi án oan nghiệt ngã. Là một người phục nữ có ý thức sâu sắc về phẩm giá, Vũ Nương đã quyết liệt tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự chứ không chịu sống nhục. Nàng đã gieo mình xuống sông, kết thúc cuộc đời người phụ nữ bất hạnh.

 

Bằng cách xây dựng tình tiết truyện đặc sắc đầy kịch tính, tác giả cho ta thấy những cố gắng hết sức nhưng không thành của một người phụ nữ, để rồi phải chấp nhận số phận và nàng đã phải giải thoát kịch của cuộc đời mình bằng cái chết oan khuất. Sự việc này đã đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm của sự việc. Đến khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ cũng bằng sự việc hết sức ngẫu nhiên mà hợp lí. Đó là khi bé Đản chỉ Trương Sinh cái bóng trên tường chính là cha của mình. Điều đó có ý nghĩa tố cáo vô cùng mạnh mẽ đối với chế độ phong kiến, chỉ một cái bóng cũng có thể quyết định số phận một con người, đẩy người phụ nữ nết na bất hạnh vào bi kịch không lối thoát.

 

Qua việc xây dựng bi kịch của Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã bày tỏ thái độ xót xa thương cảm cùng niềm trân trọng đối với người phụ nữ. Thông qua bi kịch của Vũ Nương, nhà văn phản ánh bi kịch chung về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Những người phụ nữ ấy nết na, đức hạnh như bị đối xử bất công, vô nhân đạo không có quyền sống hạnh phúc, không được che chở, bảo vệ số phận vô cùng mỏng manh, yếu ớt. Có lẽ vì thế mà truyện đã in sâu đậm vào trái tim người đọc, khiến ta mãi day dứt, xót xa, trào dâng niềm thương cảm nghẹn ngào.

Bình luận (1)
Phong Thần
18 tháng 6 2021 lúc 14:19

Tham khảo

Viết về người phụ nữ - một đề tài không còn mới lạ trong văn học. Nền văn học trung đại Việt Nam phải kể đến các tác giả như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm… chính là những cây bút tiêu biểu cho mảng đề tài này. Bên cạnh đó, Nguyễn Dữ cũng là một gương mặt tiêu biểu với những câu chữ viết về người phụ nữ đầy giá trị nhân văn với tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” qua hình ảnh nhân vật Vũ Nương.

Nhà văn Nguyễn Dữ là cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học thế kỷ XVI. Ông sống ở thời kỳ chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong, các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến kéo dài liên miên gây đau khổ cho nhân dân. Vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện trên.

Theo lời kể của tác giả ngay từ đầu tác phẩm thì Vũ Nương là một người con gái thuỳ mị, nết na lại có tư dung tốt đẹp. Và những phẩm hạnh ấy đã được bộc lộ trong những hoàn cảnh khác nhau. Trong cuộc sống gia đình, Vũ Nương là người vợ hiền thục. Chồng nàng là Trương Sinh - con nhà hào phú nhưng ít học, lại có tính đa nghi, phòng ngừa quá mức. Vì thế, nàng đã biết lựa tính chồng, giữ cho khỏi bất hòa, gia đình luôn được trong ấm, ngoài êm. Ta thấy Vũ Nương quả là một người vợ hiền, có ý thức giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhưng rồi chiến tranh xảy ra, Trương Sinh phải đi lính, gia đình phải ly tán. Nhưng nàng lại càng bộc lộ rõ hơn phẩm chất tốt đẹp của mình. Lời nói, lời dặn dò trong cảnh tiễn chồng của nàng đã khiến mọi người cảm động: chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên. Vũ Nương là người không ham danh vọng mà luôn khao khát hạnh phúc gia đình, không những thế, nàng còn hiểu, thông cảm cho nỗi vất vả gian lao của chồng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao…”. Thế rồi, nàng bày tỏ nỗi nhớ nhung khôn xiết của người vợ yêu chồng thuỷ chung: nhìn trăng soi thành của, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa...

Khi xa chồng, Vũ Nương luôn làm tròn bổn phận của người vợ hiền, dâu thảo. Nàng sinh con, quán xuyến công việc gia đình, chăm sóc mẹ già đau ốm. Đặc biệt khi người mẹ mất, nàng dã lo ma chay chu đáo như với cha mẹ của mình. Qua lời trăng trối của bà mẹ trước lúc lâm nguy tác giả đã gửi gắm tình hình của mình đối với nhân vật Vũ Nương, khẳng định công lao, nhân cách của Vũ Nương đối với gia đình: “Trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con không phụ mẹ”. Như vậy, ở nhân vật Vũ Nương tập trung những phẩm chất cao quý truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Những tưởng vì thế mà nàng sẽ được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Nhưng thực tế oan nghiệt đã đẩy nàng vào cảnh ngộ bất hạnh, éo le, oan khuất. Nàng vốn dĩ là một người phụ nữ rất mực thuỷ chung, vậy mà bây giờ đây lại bị nghi oan thất tiết. Chỉ vì lời nói vô tình ngây thơ của con trẻ mà Vũ Nương bị chồng ruồng rẫy, hắt hủi, đánh đập đuổi đi, bị gán cho tội nhục nhã nhất đối với đức hạnh của người phụ nữ. Trương Sinh quả thực đã hồ đồ, cả ghen, không cho vợ được thanh minh. Những lời bênh vực của bà con hàng xóm cùng những lời phân trần giãi bày hết sức thê thảm không cứu được nàng thoát khỏi nỗi nhục nhã, vì mất danh dự, Vũ Nương hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ bằng những lời than thấu tận trời xanh: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đỡ nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.

Mọi lời lẽ biện minh không làm lung lay được thói độc đoán, gia trưởng hồ đồ của người chồng có máu ghen tuông mù quáng. Vũ Nương đã phải đau đớn, thất vọng đến tột cùng vì bị đối xử bất công, vì bất lực không có khả năng bảo vệ danh dự, niềm khát khao hạnh phúc gia đình bị tan vỡ. Nàng tìm đến bên bờ sông Hoàng Giang mà than rằng: “Kể bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu… Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió... đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”.

Thế nhưng, lời nguyền thảm thương của Vũ Nương không giúp nàng thoát khỏi án oan nghiệt ngã. Là một người phụ nữ có ý thức sâu sắc về phẩm giá, Vũ Nương đã quyết liệt tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự chứ không chịu sống nhục. Nàng đã gieo mình xuống sông, kết thúc cuộc đời người phụ nữ bất hạnh.

Bằng cách xây dựng tình tiết truyện đặc sắc đầy kịch tính, tác giả cho ta thấy những cố gắng hết sức nhưng không thành của một người phụ nữ, để rồi phải chấp nhận số phận và nàng đã phải giải thoát kịch của cuộc đời mình bằng cái chết oan khuất. Sự việc này đã đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm của sự việc. Đến khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ cũng bằng sự việc hết sức ngẫu nhiên mà hợp lý. Đó là khi bé Đản chỉ Trương Sinh cái bóng trên tường chính là cha của mình. Điều đó có ý nghĩa tố cáo vô cùng mạnh mẽ đối với chế độ phong kiến, chỉ một cái bóng cũng có thể quyết định số phận một con người, đẩy người phụ nữ nết na bất hạnh vào bi kịch không lối thoát.

Như vậy, với việc xây dựng nhân vật Vũ Nương, nhà văn đã bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc dành cho những người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời Nguyễn Dữ cũng muốn phê phán xã hội phong kiến đã đẩy cuộc đời họ rơi vào bi kịch.

Bình luận (1)
Trang
Xem chi tiết